Việc thiết lập chấm công cho phần mềm Wise eye On39 còn khá khó khăn, ngay cả với những kỹ thuật nhiều năm cài phần mềm cũng chưa chắc hiểu rõ hết các thông số trong cài đặt ca, lịch trình ca…Bài viết này Digiplus sẽ giúp bạn
- Giải thích các thông số trong khai báo ca làm việc Wise eye On39 : Tăng ca, đi trễ, về sớm, ca qua đêm….
- Giải thích các thông số trong khai báo ca lịch trình làm việc: Nhân viên làm nhiều ca thì tạo lịch trình như thế nào.
- Giải thích các thông số trong khai báo cách chọn giờ: Chọn giờ theo FILO, theo TĐ-HC, TĐ-QĐ trong các trường hợp nào.
Ngoài ra chúng ta được biết, trong wise eye on39 có chấm công theo ca, và chấm công không theo ca.
- Chấm công theo ca là chúng ta dựa vào các thông số ca làm việc để chấm công và xem xét đi trễ về sớm so với giờ làm việc xác đinh trong ca.
- Chấm công không theo ca hay nói cách khác là chấm công theo giờ, phần này không xem xét đi trễ về sớm mà dựa vào giờ vào và giờ ra để tính tổng giờ và giờ tăng ca sau tổng giờ quy định. Việc chấm công dạng này rất ít áp dụng nên chúng tôi thiết lập các thông số còn hạn chế.
Ngoài ra , bạn có thể tham khảo các phần mềm miễn phí khác tại:
Giải thích thông số khai báo cách chọn giờ

Đây là các nhóm thông số thứ nhất và là những thông số quan trọng bậc nhất vì nó sẽ là nguồn cung cấp giờ cho các quy định chấm công sau đó. Mục đích của nhóm thông số này là để chuyển đổi giờ nguồn chấm công sang giờ chia hai cột mà tương ứng là cột ra và cột vào. Trong nhóm thông số này chúng ta có thể thấy, phần mềm Wise eye On39 chia sáu kiểu sắp xếp và được mặc đinh sẵn, chúng tôi khuyên khách hàng là giữ nguyên các thông số này và chỉ chọn một cho lịch trình chấm công mà thôi. Khi chạy chấm công mà thấy các giờ chấm công bị đảo lộn thì xem xét lại. Chi tiết giải thích các kiểu sắp xếp giờ như sau:
- 1:TĐ-HC ( Chọn giờ tự động – trong ngày ) : chọn cách khai báo này khi trong ngày làm nhiều ca (chấm 4 hoặc 6 lần trong 1 ngày)
- Ví dụ: lịch trình có 3 ca làm việc ( các ca làm việc kết thúc trong ngày)
- Ca sáng : 08:00 và 12:00
- Ca chiều :13:00 và 17:00
- Tăng ca : 18:00 và 21:00
- 2: IDM ( Vào ra theo số máy chấm công) : chọn cách khai báo này khi sử dụng 1 máy chuyên vào 1 máy chuyên ra. Số máy Lẻ là máy vào , số máy chẵn là máy ra trên phần KHAI BÁO MÁY CHẤM CÔNG
- 3: Pgio (theo khoảng giờ) : Chọn giờ vào ra theo khoảng giờ phân ra. Cụ thể mục này ta có thể setup khoảng thời gian cứ chấm là giờ vào, hoặc cứ chấm là giờ ra, bất kể đó là lần chấm thứ bao nhiêu.Setup như hình:

B1: Chọn phân giờ.
B2: Setup khoảng giờ.
- 4: FILO (giờ đầu giờ cuối trong ngày): Trên máy chấm công có thể chấm rất nhiều lần trong ngày ,và nếu chọn khai báo này phần mềm tự động lấy giờ chấm đầu tiên và giờ chấm cuối cùng trong ngày để tính công. ( không chạy qua đêm)
- 5: CICO (theo phím vào , phím ra trên máy chấm công): Chỉ áp dụng Check In và Check Out: Cụ thể mục này, trên mỗi máy chấm công trên màn hình đều có hiển thị trạng thái như :Check In, Check Out, hoặc tăng ca…để thay đổi trạng thái này ta có thể bấm F1-F4 trên bàn phím máy chấm công.
- 6: TĐ-QĐ (theo tự động ): Giống TĐ-HC nhưng chạy được chấm công qua đêm
- Ví dụ: lịch trình có 3 ca làm việc, có ca qua đêm
- Ca 1: 06:00 và 14:00
- Ca 2: 14:00 và 22:00
- Ca 3: 22:00 và 06:00 ( Ca qua đêm)
Giải thích thông số khai báo ca làm việc, tab đi trễ về sớm, tab tăng ca, tab thông số khác

Nhấn Thêm mới để khai báo ca làm việc mới
🔲 Thẻ khai báo chung
- Đặt Mã ca làm việc ( vd : HC )
- Đặt giờ vào ra cho ca mới tạo ( HC)
- Nhập thời gian nghỉ trưa ( nếu có )
- Khai báo Bắt đầu giờ vào để hiểu ca, Kết thúc giờ vào để hiểu ca sẽ là cơ sở cho giờ Vào. Bắt đầu giờ ra để hiểu ca, kết thúc giờ ra để hiểu ca sẽ là cơ sở cho giờ Ra. Tức là hai giờ Vào Ra của nhân viên rơi vào khoảng khai báo nào thì sẽ xác định nhân viên đang làm việc tại ca đó.
- Nếu quên chấm vào hoặc ra vẫn tính ra công thì điền vào Không có giờ ra hoặc giờ vào thì tinh tổng : …. phút tùy theo quy định.
- ***VD: Tạo ca làm việc với mã ca là HC , giờ làm việc từ 8h00 và 17h00 khai báo như sau :
- + Mã ca : HC
- + Giờ vào làm việc : 08:00
- + Giờ kết thúc làm việc : 17:00
- + Giờ bắt đầu ăn trưa : 12:00 + Giờ kết thúc ăn trưa: 13:00
- + Bắt đầu vào 06:00 + Kết thúc vào 10:00
- + Bắt đầu ra 10:01 + Kết thúc ra 23:59
🔲 Thẻ đi trễ, về sớm

☑️ Đi trễ
- Trừ giờ đi trễ : khi chọn thì tổng giờ sẽ trừ đi đúng với số phút đi trễ thực tế
- Cho phép đi làm trễ (phút) : nhập số phút cho phép đi trễ của ca làm việc này
- Tính đi trễ thời gian này : khi chọn, nếu chấm công vươt quá số phút cho phép đi trễ thì tổng giờ sẽ trừ luôn số phút cho phép đi trễ
- Mức làm tròn đi trễ (phút) : nhập số phút làm tròn tới hoặc lùi ( mặc định không làm tròn là 0)
☑️ Về sớm
- Trừ giờ đi sớm : khi chọn tổng giờ sẽ trừ đi đúng số phút đi về sớm thực tế.
- Cho phép đi về sớm (phút) : nhập số phút cho phép đi về sớm của ca làm việc này
- Tính đi trễ thời gian này : khi chọn, nếu chấm công vượt quá số phút cho phép đi về sớm thì tổng giờ sẽ trừ luôn số phút cho phép đi về sớm
- Mức làm tròn về sớm(phút): nhập số phút làm tròn tới hoặc lùi ( mặc định không làm tròn là 0)
🔲 Thẻ thông số tăng ca

- Phần mềm có 3 mức tăng ca : TC1 , TC2 , TC3
- Khi chọn vào ô nào là thì mục đó sẽ tính
- Xem ca này là tăng ca mức : toàn bộ giờ làm việc của ca này được tính là giờ tăng ca mức tăng ca được chọn.
- Xem cuối tuần là tăng ca mức : toàn bộ giờ làm việc của ngày cuối tuần đươc được tính là giờ tăng ca
- Xem ngày lễ là tăng ca mức : toàn bộ giờ làm việc của ngày lễ được tính là giờ tăng ca
- Tăng ca trước giờ làm việc (phút) : Khi vượt quá số phút quy định thì thời gian trước giờ làm việc được tính là giờ tăng ca
- Tăng ca sau giờ làm việc (phút) : Khi vượt quá số phút quy định thì thời gian sau giờ làm việc được tính là giờ tăng ca
- Tổng giờ đạt đến …. Phút sẽ tính tăng ca ; khi thời gian làm việc vượt quá số phút đã nhập sẽ được tính là tính là giờ tăng ca (phần này bỏ qua vì trường hợp chấm công không theo ca sẽ cụ thể hơn)
- Tăng ca trước giờ làm việc đạt đến mức (phút) ….sẽ +/- … : khi thời gian tăng ca vượt quá số phút quy định thì sẽ trừ hoăc cộng số phút ta đã nhập vào
- Tăng ca sau giờ làm việc đạt đến mức (phút) ….sẽ +/- … : khi thời gian tăng ca vượt quá số phút quy định thì sẽ trừ hoăc cộng số phút đã nhập vào
- Giới hạn tăng ca mức 1 (phút) : khi thời gian tăng ca vượt quá thời gian quy định trong ô này thì số phút vượt quá sẽ đưa vào cột TC2
- Giới hạn tăng ca mức 2 (phút) : khi thời gian tăng ca vượt quá thời gian quy định trong ô này thì số phút vượt quá sẽ đưa vào cột TC3
- Xem tăng ca ngày cuối tuần là tăng ca mức : giờ tăng ca sau giờ làm việc của ngày cuối tuần sẽ được tính là tăng ca mức 1, 2, 3
- Xem tăng ca ngày lễ là tăng ca mức : giờ tăng ca sau giờ làm việc của ngày lễ sẽ được tính là tăng ca mức 1,2.3
- Giới hạn tối đa tăng ca trước giờ làm việc (phút) : giờ tăng ca sẽ bị giới hạn trong khoảng thời gian đã quy định
- Giới hạn tối đa tăng ca sau giờ làm việc (phút) : giờ tăng ca sẽ bị giới hạn trong khoảng thời gian đã quy định
🔲 Thẻ thông số khác
- Ca qua đêm : ô này là thông số chưa tác dụng chính trên bất cứ báo biểu nào nên chúng ta bỏ qua tùy chọn này
Giải thích các thông số tạo lịch trình làm việc
Từ giao diện của phần mềm chấm công Wise eye On39, ta chọn tab Cài đặt chấm công-->Khai báo lịch trình làm việc

Trước hết chúng ta bấm “Thêm Mới” , ta chỉ cần đặt tên lịch trình và lưu ý đến các thông số sau:
- Không xét vắng cho ngày Thứ 7 khi có xếp ca : khi không chấm công ngày thứ Bảy thì phần mềm sẽ không tính vắng ở các báo biểu.
- Không xét vắng cho ngày Chủ nhật khi có xếp ca : khi không chấm công ngày Chủ Nhật thì phần mềm sẽ không tính vắng ở các báo biểu.
- Không xét vắng cho ngày lễ khi có xếp ca : khi không chấm công ngày được đinh nghĩa là ngày nghỉ lễ thì phần mềm sẽ không tính vắng ở các báo biểu.
- Ngày lễ đươc tính 1 công cho trường hợp không đi làm : vào các ngày lễ nhân viên nghỉ làm việc nhưng vẫn được đếm 1 công làm việc.
Giải thích cách sắp xếp ca vào lịch trình làm việc
Ta chọn như hình, vào tab Cài đặt chấm công -->Khai báo lịch trình làm việc

Bấm vào nút Sắp xếp ca cho lịch trình
- Tick vào ca làm việc cần chọn
- Tick vào ngày trong tuần
- Bấm Thực Hiện
Lưu ý mục này hết sức quan trọng. Bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Xếp toàn bộ các ca mà 1 nhân viên hoặc 1 nhóm nhân viên có khả năng làm ca đó. Ví dụ nhóm công nhân làm 3 ca là ca1, ca2 và ca3 thì bạn chọn cả 3 ca vào 1 lịch trình, gọi là lịch trình theo ca. Còn với hành chính văn phòng chỉ làm duy nhất 1 ca hành chính thì bạn chọn chỉ 1 ca hành chính vào lịch trình hành chính.
Sau khi xong cửa số thiết lập các thông số chấm công thì màn hình lịch trình như sau

Giải thích Phần Sắp xếp lịch trình làm việc cho nhân viên:
Vào tab cài đặt chấm công -->Sắp xếp lịch trình cho nhân viên

- Chọn Phòng ban cần sắp xếp lịch trình. Ví dụ ở đây ta chọn Văn phòng làm theo lịch trình hành chính( Lịch trình hành chính chỉ làm ca hành chính) ta chọn như sau:
– Chọn phòng ban và nhân viên cần xếp lịch trình
– Chọn mã nhân viên cần sắp xếp
– Chọn lịch trình cần xếp
– Bấm thực hiện

- Với bộ phận công nhân làm tương tự, nhưng bước 3:Chọn lịch trình ta chọn lịch trình làm việc là Theo Ca. Sau khi sắp xếp hoàn chỉnh ta sẽ có được kết quả sau là thành công:

Trên đây là toàn bộ kiến thức về việc chọn giờ, khai báo ca, tạo lịch trình ca và sắp xếp ca cho lịch trình làm việc. Chắc hẳn sau bài viết này bạn đã có thể tự mình cài đặt và khắc phục những lỗi cụ thể của phần mềm. Chúc các bạn thành công. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline:0372 669 992, tôi sẽ support miễn phí cho bạn
Xem thêm video hướng dẫn sử dụng:
Video demo hướng dẫn chi tiết phần mềm chấm công Wise Eye On39